Phạm Ngũ Lão

Hổ thẹn với quan tân khoa

Ẩn mình sau lũy tre, làng Phù Ủng nổi lên giữa một dải đất quanh năm bồn bề ngập nước. Ngoài công việc đồng án, người dân Phù Ủng còn thường xuyên làm nghề đánh cá, đan lát, và chợ búa. Cuộc sống ở đây gần như bình dị, thầm lặng.

Từ mấy hôm nay, các làng nho nhỏ gần quan lộ mà xa kinh thành ấy bỗng rộn rịp hẳn lên. Người ta nô nức sửa soạn đón quan tân khoa Nguyễn Công Tiến vinh quy về làng. Rồi đó, quan tân khoa, mũ áo, tàn quạt, võng lọng trở về. Người dân Phù Ủng và khắp vùng lân cận rủ nhau đến chúc mừng. Riêng làng Phù Ủng được lệnh ngừng lửa trong ba ngày. Quan tân khoa thiết đãi tất cả già trẻ lớn bé. Trong ba ngày liền, nhà nào nhà nấy đều ngừng thổi cơm. Riêng ở đầu làng, có một ngôi nhà tranh lụp xụp vẫn đều đặn ngày hai bận đỏ lửa.

Chủ ngôi nhà ấy là một người đàn bà góa và một cậu bé mười ba tuổi. Đó chính là Phạm Ngũ Lão, mồ côi cha từ lúc lên 5, đang sống với mẹ [19]. Trong cô đơn và nghèo túng, hai mẹ con thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Hôm ấy đi chợ về, thấy con đang đẽo củ chuối làm cầu [20], bà mẹ mắng yêu:

– Suốt ngày con chỉ tập tành, hết tập võ lại chơi cầu chơi gụ [21], thật vô tích sự.

Nghe mẹ nói, Phạm Ngũ Lão chỉ cười. Cậu đứng dậy ôm quả cầu bằng củ chuối ra tung thử trong sân nhỏ hẹp. Nhìn đứa con trai mơn mởn, tay chân vạm vỡ, lớn nhanh như thổi đang tung cầu, bà mẹ cảm thấy dung sướng. Bất giác nghĩ đến cảnh nhà neo túng, ngày hai buổi chợ không biết có kiếm đủ gạo để nuôi con béo khỏe mãi được không? Bà cất dọn quang gánh, đem mấy bát gạo cất vào nhà. Từ ngoài sân, Phạm Ngũ Lão tay không rời quả cầu, chạy lại khoe với mẹ:

– Mẹ, con kiếm được nhiều gạo lắm.

Một niềm vui vụt hiện ra trong ánh mắt của bà mẹ nghèo.

– Gạo ở đâu thế con?

– Con và mấy đứa bạn rủ nhau đi tát cá, bắt được nhiều lắm. Con đổi được hàng chục bát gạo, lại còn đủ cá để mẹ con ta ăn trong mấy ngày.

Sực nhớ đến chuyện quan tân khoa, bà mẹ nói với con.

– Từ mai làng cấm lửa, ai nấy đều đến phục dịch và được quan tân khoa thết đãi trong ba ngày. Mẹ con ta cũng phải đi chứ.

Phạm Ngũ Lão lẳng lặng đứng dậy dọn cơm tối.

Đã khuya Phạm Ngũ Lão còn nằm choài trên chõng tre, cạnh đèn dầu để học bài. Bà mẹ mải khâu mấy mụn áo rách cũng không thấy buồn ngủ. Thấy mẹ thức khuya hơn mọi ngày, Phạm Ngũ Lão giục mẹ:

– Đi ngủ đi mẹ ạ. Mai ta chẳng phải đến nhà quan tân khoa làm gì.

Bà mẹ rất đỗi ngạc nhiên. Phép vua cũng phải thua lệ làng. Làng đã cấm lửa, không nghe thoe sao được. Bà bảo con:

– Ta phải đến mừng quan tân khoa, không đi không được đâu con ạ.

Không phải Phạm Ngũ Lão xem khinh quan tân khoa hoặc coi thường lệ làng mà với đầu óc tuy non nớt nhưng khá thông minh, tuổi nhỏ mà chí lớn, cậu đã suy nghĩ khác:

– Mẹ ạ, cũng là con người, người ta làm nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho làng xóm, còn con chưa làm nên công cán gì cho dân làng, làm vui lòng mẹ, đến nhà người ta con thẹn lắm. Ta đừng đến nữa mẹ ạ! [22]

Sợ phép làng nhưng lại chiều con, bà mẹ không nài ép. Phạm Ngũ Lão ngồi một mình cạnh ngọn đèn khuya với tập văn bài còn tươi roi rói màu son của thầy Huyền Du [23]. Phạm Ngũ Lão xem lại cẩn thận và đọc kinh sách cho đến trang cuối cùng. Khi Phạm Ngũ Lão cất tiếng ngáy đều đều cũng là lúc gà đã giục sáng.

Ba ngày liên tiếp, túp lều của mẹ con Phạm Ngũ Lão vẫn hàng ngày hai lần tỏa khói. Người ta bàn tán: có nhà không theo phép làng. Nhưng xưa nay, mẹ con Phạm Ngũ Lão có điều tiếng gì đối với làng đâu. Tuy sống nghèo nhưng mẹ con bà đều được mọi người mến thương. Người ta thương bà mẹ đức độ, siêng năng, chồng chết từ khi còn trẻ mà tần tảo nuôi con. Người ta mến cậu bé Phạm Ngũ Lão thông minh, vui vẻ, láu lỉnh mà lễ độ, tuổi trẻ mà chí lớn. Ngoài buổi học với thầy Huyền Du, về nhà cậu bé chịu khó đan lát, kiếm cá nuôi mẹ. Người ta còn mến Phạm Ngũ Lão, vì có cậu, cái làng Phù Ủng hẻo lánh này cũng trở lên vui nhộn bởi những trò tập võ, đấu vật, kéo co, chơi cầu, chơi gụ, hát trống quân mà cậu thường hay cầm đầu lũ trẻ làng. Đặc biệt nết ăn ở của Phạm Ngũ Lão thì không chê vào đâu được. Tuy nhà nghèo nhưng rất khảng khái [24], Phạm Ngũ Lão không chịu phiền lụy ai, trái lại, ai có công việc gì nhờ cậy, cậu đều vui vẻ giúp đỡ coi như việc nhà mình. Dân nghèo cùng cảnh ngộ mến thương mẹ con Phạm Ngũ Lão, chẳng ai nói đến chuyện không theo phép làng. Chỉ có mấy nhà hào phú, chức dịch trong làng thì tìm cách hoạnh họe, đặt điều, cho rằng mẹ con Phạm Ngũ Lão khinh quan tân khoa, coi thường phép nước lệ làng. Rồi câu chuyện lâu lâu cũng nhạt đi như bát nước nóng nguội dần.

Bỗng có một hôm, Phạm Ngũ Lão nói với mẹ:

– Mẹ ạ, nhà ta nghèo, mẹ thì ngày càng già yếu không lấy đâu mà nuôi con ăn học mãi được. Con phải đi kiếm công việc làm ăn.

Mặc cho mẹ can ngăn, Phạm Ngũ Lão đến từ giã thầy học rồi từ biệt mẹ. Một tay nải, vài chiếc quần áo rách với tấm thân măng trẻ lực lưỡng, tin ở đôi tay của mình, Phạm Ngũ Lão đi lang thang khắp vùng tìm nơi cày thuê gặt mướn. Lúc rỗi rãi lại luyện tập võ nghệ và ngâm thơ, thỉnh thoảng Phạm Ngũ Lão đem tiền gạo về nuôi mẹ.

Tài bắn cung của Phạm Ngũ Lão

Vào thời bấy giờ, theo lệnh của triều đình, từ kinh đô cho đến các tỉnh lộ đều phải tuyển lựa hoàng nam, lập hành các đô ngũ để luyện tập, chuẩn bị chống giặc Mông Cổ. Khắp nơi đều rầm rập rèn gươm đao, luyện võ thi tài, sẵn sàng chờ lệnh của triều đình xông lên giữ nước. Người ta say sưa kể lại câu chuyện năm Nguyên Phong [25], quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn sang cướp nước ta. Triều đình trói sứ giặc giam vào ngục, tạm thời rút khỏi kinh thành để rồi trở lại đem quân đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi. Câu trả lời của Thái sư Trần Thủ Độ khi vua Trần Thái Tông hỏi về việc chống giặc: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” được các cụ già kể lại cho con cháu. Trong khi đó ở Thăng  Long, sứ giặc vẫn nghênh ngang đi về, hạch sách, đòi hỏi, hăm dọa. Chúng tìm cơ hội để sang cướp nước ta. Cả nước đang trong tình trạng gấp rút sửa soạn đối phó với giặc dữ. Mộng tưởng làm nên sự nghiệp để đẹp mặt làng nước, vui lòng mẹ già nảy nở trong lòng Phạm Ngũ Lão từ trước vẫn ngày đêm thôi thúc. Phạm Ngũ Lão tự nhủ: Chẳng lẽ chỉ lang thang kiếm ăn ngày hai bữa thôi để uổng phí tuổi trai trong lúc nước nhà hữu sự hay sao? Lúc này không lập nghiệp còn đợi đến bao giờ? Và còn có sự nghiệp nào đẹp hơn đem sức trai vùng vẫy trên chiến trường để cứu nước cứu nhà trong lúc Tổ quốc lâm nguy?

Nghe nói ở hướng Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vẫn luyện tập quân sĩ, kén chọn người cầm quân giết giặc, Phạm Ngũ Lão tìm đến.

Nhưng làm sao để gặp Hưng Đạo Vương? Phạm Ngũ Lão băn khoăn. Dịp may đã đến. Hôm ấy sau buổi tập, trên bãi Vạn Kiếp còn lại một chàng trai đang luyện cung. Cánh cung to khỏe lạ thường cong vút trong đôi tay người bạn trẻ. Chăm chú theo dõi mũi tên vun vút lao đi, Phạm Ngũ Lão reo to:

– Trúng đích rồi!

Chàng trai luyện cung kiêu hãnh quay nhìn người lạ mặt:

– Đã nghe tiếng Nguyễn Địa Lô, gia thần của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chưa?

Nghe nói Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão mừng có cơ hội để bắt mối tìm vào ra mắt.

– Tôi có nghe tiếng mà nay mới biết thực tài. Cây cung tốt quá, anh cho tôi bắn thử.

Nguyễn Địa Lô cười. Đây là loại cung nặng, ngoài mình ra còn có ai dùng nổi. Anh chàng này sức khỏe đến đâu mà dám đòi bắn thử? Nghĩ vậy, Địa Lô vẫn trao cung cho người bạn chưa quen biết. Bằng một động tác nhẹ nhàng và điêu luyện, Phạm Ngũ Lão giương cung, hướng mũi tên vào mục tiêu cắm sẵn phía trước. Nguyễn Địa Lô hết sức ngạc nhiên. Trong khi đó Phạm Ngũ Lão lại quay mũi tên hướng về ngọn cờ đang phấp phới bay trên đỉnh cột nói với bạn:

– Không bắn mục tiêu cắm sẵn, tôi bắn dải cờ đang bay.

Vừa dứt lời, Phạm Ngũ Lão buông dây cung. Mũi tên rẽ gió vun vút lao đi. Dải cờ đứt đôi, cuồn cuộn sà xuống góc bãi tập. Nguyễn Địa Lô kinh ngạc nhìn Phạm Ngũ Lão. Lần đầu Địa Lô gặp một người có sức khỏe và tài bắn cung hơn mình. Sau khi hỏi chuyện, biết rõ tâm sự của bạn, Nguyễn Địa Lô tìm cách đưa Phạm Ngũ Lão vào ra mắt chủ tướng.

Nhưng khốn thay, tài bắn cung của Phạm Ngũ Lão vẫn không đưa cậu đến làm môn khách của Hưng Đạo Vương được. Rắc rối là ở chuyện bắn đứt dải cờ. Chưa được thấy mặt Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão đã bị các gia thần buộc tội dám bắn vào cờ triều đình. Nhưng thấy Phạm Ngũ Lão còn trẻ tuổi, họ tha tội chỉ đuổi về bản quán.

Phạm Ngũ Lão đành khăn gói về nhà, tin tưởng sẽ có dịp trở lại.

Người đan sọt làng Phù Ủng

Tiếng hò reo luyện tập không mấy chiều im bặt trên bãi cỏ ven làng Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão trở về giữa lúc quê nhà cũng như khắp nơi trên đất nước đang bừng bừng khí thế chống giặc. Trước mắt Phạm Ngũ Lão, lũy tre làng, đường ngõ quanh co, nhà tranh san sát hầu như không thay đổi. Chỉ có con người, người già già thêm, và trẻ nhỏ, lớn bổng lên trông thấy. Các bạn trẻ chơi cầu, đấu vật, kéo co mấy năm trước bây giờ đã trở thành những chàng trai lực lưỡng. Họ nhìn nhau ngỡ ngàng lúc đầu gặp gỡ, rồi chưa kịp hàn thuyên đã ôm nhau vật lộn trên bãi cỏ. Cho đến nay Phạm Ngũ Lão vẫn là chàng trai khỏe nhất làng, ấy là chưa kể đến những món võ nghệ, Phạm Ngũ Lão đã học được trong những năm lưu lạc kiếm ăn xa. Bắt gặp lại Phạm Ngũ Lão, trai làng vui mừng như tìm được chủ súy.

Phạm Ngũ Lão trở về túp lều tranh, sống cạnh mẹ già với hai bàn tay trắng. Cuộc sống đói nghèo có giày vò tấm thân trai trẻ đang độ sung sức của Phạm Ngũ Lão nhưng không làm giảm ý chí tiến thủ của người con trai có nghị lực phi thường ấy. Ngày lại ngày phải đan lát đổ mồ hôi trên đồng ruộng để đổi lấy bát cơm manh áo, Phạm Ngũ Lão vẫn không rời đèn sách và kiếm cung. Chiều chiều cùng các bạn trẻ luyện tập, tối về cạnh đèn khuya Phạm Ngũ Lão vùi đầu vào binh thư binh pháp. Nghĩ đến ngày mai, dẫn đầu đoàn quân xông lên cản giặc để bảo vệ xóm làng, quê hương thân yêu, Phạm Ngũ Lão coi thường đói nghèo và gian khổ. Trong mộng tưởng của tuổi thanh xuân phơi phới, một ngày mai xéo lên xác giặc, đứng nhìn đất nước sạch bóng thù, ngắm non sông vững vàng như bàn thạch, hiện ra trước mắt Phạm Ngũ Lão mới đẹp đẽ làm sao! Phạm Ngũ Lão quyết dốc hết sức trai để giành cho được ngày mai tươi đẹp ấy.

Rồi có một hôm khắp vùng xôn xao chuyện Hưng Đạo Vương từ Vạn Kiếp sắp trẩy quân qua đây về Thăng Long. Phạm Ngũ Lão trằn trọc suốt đêm không ngủ. Có phải đây là dịp cho mình tìm được chủ tướng hay không?

Sáng hôm sau, Phạm Ngũ Lão dậy thật sớm, đẵn một cây tre to, vác dao ra đường cái quan đợi sẵn. Mặt trời vòi vọi trên đỉnh đầu. Ánh nắng lọc qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường, nhảy múa trên tấm thân vạm vỡ của chàng trai ngồi đan sọt. Ngọn gió đông nam lùa hơi mát từ cánh đồng nước đưa lên rười rượi. Trong tiếng lao xao của lá reo, có tiếng trống từ xa vọng lại. Phạm Ngũ Lão đầu trần, một manh áo rách, vẫn ung dung ngồi vót nan đan sọt. Tiếng trống ngày một gần. Từ xa, cờ xí hiện ra phất phới. Đoàn người tiến đến, dẫn đầu là đội quân đi dẹp đường, Phạm Ngũ Lão như không hề biết chuyện. Mặc cho quân lính quát tháo, Phạm Ngũ Lão vẫn ung dung. Thấy có người bướng bỉnh không chịu tránh đường, một người lính chạy lại báo cho Trần Quốc Tảng, con trai Hưng Đạo Vương, cưỡi ngựa đi trước. Trần Quốc Tảng cho phép quân lính thẳng tay trừng trị. Được lệnh, lính dẹp đường dùng giáo đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão. Người con trai ngồi đan sọt vẫn không hề thay đổi sắc mặt. Đến mũi giáo thứ ba, máu chảy lênh láng một bên đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn không nhúc nhích. Tên lính hoảng sợ buông giáo chạy lại tìm gặp Trần Quốc Tảng. Người con trai Trần Hưng Đạo đến gần quát hỏi;

– Tại sao Đại Vương ta đi qua, nhà ngươi lại không chịu đứng dậy tránh đường?

Phạm Ngũ Lão nhìn chàng trai chằm chặp, trả lời:

– Kẻ nào đâm giáo vào đùi ta phải rút giáo ra, đừng hỏi lôi thôi.

Đoàn người đi chầm chậm rồi dừng lại. Nghe chuyện lạ, Trần Hưng Đạo sai quân lính đưa mình đến gặp. Nhìn người con trai mặt mũi khôi ngô, đùi loang lổ máu, vẫn ung dung ngồi đan sọt, Hưng Đạo Vương thầm đoán kẻ này chắc chẳn không phải là người thường, liền xuống kiệu, đến gần, hỏi:

– Kẻ kia ở đâu, sao lại cản đường ta đi?

Phạm Ngũ Lão ngước nhìn. Một vị võ quan đã lớn tuổi, cằm vuông, mắt sáng, chòm râu đen nhánh đều đặn, cân đối làm tăng vẻ mặt hồng hào quắc thước mà hiền hậu của vị đại vương của triều đình. Biết đấy là người mình cần gặp, Phạm Ngũ Lão buông dao sọt, đứng dậy vái chào:

– Kính thưa Đại Vương, vì mải nghĩ đến một thế trận, tôi sơ ý không biết tránh đường, xin Đại Vương tha tội chết.

– Người ở đâu? Tên họ là gì?

– Kính thưa, tôi họ Phạm tên Ngũ Lão, quê ở Phù Ủng.

Sực nhớ đến câu chuyện thoáng qua do quân lính kể lại trước đây, Hưng Đạo Vương hỏi:

– Có phải Ngũ Lão năm trước bắn đứt dải cờ của triều đình là ngươi đó không?

Phạm Ngũ Lão được dịp tỏ bày ý nguyện:

– Tâu Đại Vương, tôi nhà nghèo, được mẹ già nuôi cho ăn học đôi chút chữ nghĩa và theo đòi võ nghệ. Nay giặc ngoài đang lăm le xâm phạm bờ cõi, tôi ước ao được đem sức mọn đền nợ nước cho phải chí làm trai. Năm xưa tôi sơ ý bắn đứt dải cờ nên không được may mắn cắp giáo đứng dưới trướng Đại Vương. Tự bấy đến nay tôi vẫn ân hận chưa tìm được nơi nương tựa.

Thấy Phạm Ngũ Lão khôi ngô, dũng cảm khác thường, ứng đáp trôi chảy, lại là người chí lớn. Trần Hưng Đạo ra lệnh đem thuốc dấu rịt vết thương và cho được theo về kinh đô.

Phần III – Chí lớn của Phạm Ngũ Lão

Bài thơ lập chí

Đêm Thăng Long. Tiếng trống cầm canh từ bốn cổng thành lần lượt dội về điện Giảng Võ. Đã sang canh hai, Hưng Đạo Vương gấp tập Binh thư đang đọc dở, bước ra hành lang, đứng nhìn về phía cửa Đoan Môn [26]. Gió đông nam quạt về lầu điện mát rượi. Hưng Đạo Vương thấy khoan khoái dễ chịu.

Từ lúc họa xâm lăng của giặc Mông Cổ trở thành không thể tránh được, Hưng Đạo Vương ngày quên ăn đêm quên ngủ, lo trù mưu kế, rèn luyện quân sĩ để chống giặc. Rồi lại được nhà vua giao cho chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh các quân, thì trách nhiệm của vương với dân với nước lại càng nặng. Ba mươi năm trước đây, giặc Mông Cổ tràn sang, quân dân ta đã đánh cho chúng đại bại, nay chúng lại kéo sang… Vị Quốc công thống lĩnh toàn quân quyết tâm phải đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi, để không hổ thẹn với tiền nhân, làm rạng danh cho đất nước, giữ lấy non sông gấm vóc truyền lại cho con cháu muôn đời. Hưng Đạo Vương hài lòng với lực lượng quân đội đã có trong tay. Từ chính binh của triều đình, gia binh của các vương hầu đến dân binh ở các lộ, tuy không đông lắm nhưng tinh nhuệ và ai cũng quyết tâm diệt giặc.  Duy chỉ còn đội quân cấm vệ chưa tìm được người tài năng để giao phó. Sự thực trong số các gia tướng của vương hầu, Hưng Đạo Vương đã chú ý đến Phạm Ngũ Lão. Đã nhiều lần vương tiến cử người con trai có đủ tài trí ấy cầm quân cấm vệ, nhưng đều có kẻ bài bác. Phạm Ngũ Lão không thuộc dòng dõi lệnh tộc, nhưng so về tài đức, trong đám vương hầu ít ai bì kịp. Nếu không cất nhắc con người này thì thiệt thòi lớn cho ba quân mà không khích lệ được người có tài đem hết tâm trí để lo việc nước. Hưng Đạo Vương băn khoăn, dạo bước trên hành lang.

Trong lặng lẽ của đêm kinh thành, tiếng ngâm thơ của quận chúa Anh Nguyên, con gái nuôi của vương, từ phòng bên đưa lại nghe rõ mồn một. Hưng Đạo Vương chú ý lắng nghe. Một giọng ngâm thơ trong trẻo theo ánh sáng lọt qua song cửa thư phòng:

“Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổikhí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Nghe hết bài thơ, vương rất đỗi ngạc nhiên. Sao lại có bài thơ lời lẽ lưu loát, khí phách hùng hồn như thế? Khẽ nhẩm lại hai câu cuối:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Hưng Đạo Vương đi về phía thư phòng của con. Nghe tiếng chân người, Anh Nguyên quận chúa ngoảnh nhìn ra cửa. Vừa thấy cha, người con gái dịu dàng vừa đến tuổi 18 vội rời án thư, đứng dậy vòng tay cúi đầu:

– Thưa vương phụ, đêm đã khuya, vương phụ còn chưa đi nghỉ.

Như bị cuốn hút bởi bài thơ hay, Hưng Đạo Vương hỏi:

– Ta vừa nghe con ngâm bài thơ lạ. Thơ của ai mà ta chưa từng biết?

Tay vân vê tà áo, Anh Nguyễn quận chúa nhìn cha dè dặt:

– Thưa vương phụ, đó là bài thơ được truyền tụng trong quân sĩ, nữ tỳ của con nghe được, thấy hay hay con sai chép lại đọc cho vui.

Hưng Đạo Vương xem bài thơ rồi hỏi:

– Con có biết ai làm ra bài thơ này không?

Anh Nguyên quận chúa, má ửng hồng, rụt rè, trả lời nhỏ nhẹ:

– Thưa vương phụ, con nghe đâu bài thơ này của một người dưới quyền vương phụ tên là Phạm Ngũ Lão thì phải [27].

Hưng Đạo Vương gật đầu. Một niềm vui thầm kín thoáng hiện trên khuôn mặt của vị Quốc công. Vương lại càng hài lòng thấy mình không nhầm khi tiến cử người con trai có tài văn võ này. Từ lâu, vương đã có ý chọn Phạm Ngũ Lão làm con rể [28]. Lúc này nghĩ đến tương lại hạnh phúc của con gái yêu, vương thấy vui vui. Nhưng nước nhà hữu sự, mọi việc riêng tư hãy xếp lại, còn nhiều việc phải lo lắng hơn nhiều. Hưng Đạo Vương nói với con:

– Ngoài Phạm Ngũ Lão ra, không ai có thể làm bài thơ lập chí đạt đến mức này được.

Anh Nguyên quận chúa lúng túng, e lệ khác thường khi nghe cha khen bài thơ hay và nhắc đến tên Phạm Ngũ Lão.

Tập luyện trước cuộc thi võ

Từ hôm có tin triều đình mở khoa thi võ để chọn người cầm quân cấm vệ, sân trường Giảng Võ ngày đêm rầm rập bóng người luyện tập. Riêng Phạm Ngũ Lão lại đến gặp Hưng Đạo Vương xin phép được về quê để sửa soạn dự thi võ của triều đình. Biết Phạm Ngũ Lão là người tài trí hơn người, Hưng Đạo Vương liền cấp cho tiền gạo và ngựa về quê rồi hẹn ngày trở lại dự thi. Cũng từ ngày ấy Phạm Ngũ Lão cưỡi ngựa về, làng Phù Ủng bừng lên một niềm kiêu hãnh. Dân làng rủ nhau đem tiền gạo giúp cho Phạm Ngũ Lão ăn tập. Ai nấy nô nức cho con em theo bước Phạm Ngũ Lão rèn luyện để phò vua giúp nước.

Sáng sớm tinh mơ cho đến khuya, trên bãi cỏ ven làng không mấy lúc vắng mặt Phạm Ngũ Lão. Từ môn cưỡi ngựa bắn cung đến côn, quyền, roi, kiếm, Phạm Ngũ Lão đều thành thạo, điêu luyện. Chỉ còn môn cắp giáo nhảy qua tường hào, Phạm Ngũ Lão luyện mãi vẫn chưa vừa lòng. Mấy hôm sau, được các bạn trẻ giúp sức, Phạm Ngũ Lão đắp một cái gò đất ở ven làng để tập nhảy [29]. Riêng việc đắp gò cũng là dịp để Phạm Ngũ Lão tập mang nặng. Cứ ba sọt đất đầy ăm ắp, Phạm Ngũ Lão lại nhấc bổng lên vai bước thoăn thoắt từ thùng đấu lên đỉnh gò, trong lúc các bạn khác, người khỏe nhất chỉ mang được hai sọt. Vài ngày sau, một gò đất lớn đã nổi lên lù lù ở ven làng. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Phạm Ngũ Lão đã có mặt ở gò, từ xa chạy lên đỉnh rồi lại nhả xuống, hoặc chống sào nhảy qua. Sau mấy ngày luyện tập, Phạm Ngũ Lão đã nhảy được một cách dễ dàng. Nhưng không thể dừng lại ở đây, Phạm Ngũ Lão quyết tâm vượt xa hơn nữa. Phạm Ngũ Lão mặc quần dài rồi cho đất vào ống quần, buộc lại để tập nhảy. Trong mấy ngày đầu, đôi chân của Phạm Ngũ Lão như bị cắm chặt xuống đất. Thật khó khăn mới nhấc bổng được đôi chân. Mồ hôi ướt đẫm, chân tay rời rã, nhưng gian khổ không đẩy lùi quyết tâm rèn luyện của Phạm Ngũ Lão. Từ bỡ ngỡ, khó khăn đến quen thuộc, lượng đất tăng dần cho đến ngày hai ống quần căng đầy, và khi đó gò đất cũng mòn lở vì gót chân của Phạm Ngũ Lão. Đến khi bỏ đất ra, Phạm Ngũ Lão cảm thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng nhảy qua gò như con phượng hoàng lướt qua đỉnh núi. Lúc này, bức thành sừng sững trong sân trường Giảng Võ không có gì đáng sợ với Phạm Ngũ Lão nữa.

Và ngày thi đã tới. Dân làng bảo nhau đem xôi, rượu, thịt đến tiễn chân chàng trai lên đường. Phạm Ngũ Lão mang tặng phẩm ra thiết đãi các bạn trẻ lúc chia tay.

Từ biệt mẹ già, Phạm Ngũ Lão nói với mẹ:

– Mẹ ạ, hiện nay vận nước đang bị đe dọa. Xin mẹ, con đi. Việc quân bận rộn, chưa biết bao giờ con mới trở về thăm mẹ được. Mẹ đừng mong.

Bà mẹ lặng lẽ nhìn con, mắt sáng ngời kiêu hãnh. Đã mấy chục năm trời tần tảo nuôi con, cuộc đời nghèo khổ của bà chỉ có đứa con là niềm hạnh phúc duy nhất. Nay đã lớn khôn, nó đi lo việc nước, làm rạng rỡ cho xóm làng, làm vẻ vang mặt mày cho bà. Tuổi đã già bà có chết đi cũng vui lòng. Đôi tay già yếu khẳng khiu của bà run run buộc lại tay nải cho con. Cùng với xóm giềng, bà tiễn con đến đầu làng và đứng nhìn cho đến khi bóng con khuất sau lùm cây bên đường ngoặt.

Và từ hôm ấy, đêm đêm hình ảnh đứa con trai thân yêu ung dung trên lưng ngựa đi thẳng không ngoái đầu nhìn lại, như còn in rõ trong đáy mắt của bà.

Về thăm mẹ trước khi đi chinh chiến

Trên các ngả đường vào kinh đô Thăng Long, quân trẩy rầm rập. Các đội dân binh từ các lộ, gia binh của vương hầu từ các trang trại xa xôi đổ về kinh đô rồi lại được lệnh vượt sông đi về mạn Bắc. Giặc Mông Cổ như bầy thú dữ đang tiến đến gần biên thùy nước ta.

Từ khi đỗ đầu kỳ thi võ rồi được triều đình giao cho cầm quân cấm vệ, chuyên bảo vệ nhà vua và kinh thành, Phạm Ngũ Lão càng thêm bận rộn. Là người chỉ huy trẻ tuổi, nắm trong tay mấy ngàn tinh binh, làm thế nào để tròn trách nhiệm đối với dân với nước trong lúc nước nhà có giặc? Luyện quân rồi lại luyện quân. Phạm Ngũ Lão không có thì giờ để nghĩ đến cuộc sống riêng tư của mình nữa; mặc dù ở quê hương, Phạm Ngũ Lão còn mẹ già ngày đêm mong đợi và trong dinh của Hưng Đạo Vương, có người con gái mến thương vẫn đợi chờ. Theo Phạm Ngũ Lão, cái lớn lao và gấp gáp hơn vẫn là chuyện mất còn của đất nước. Nước còn, còn tất cả, nước mất, mọi thứ, cả đến hạnh phúc riêng tư cũng tiêu tan. Phạm Ngũ Lão dồn tâm trí dùi mài binh thư binh pháp và không ngày nào ngừng rèn luyện quân sĩ, chỉnh đốn cơ ngũ.

Rồi có một hôm, sau buổi tập trận trên sông, Hưng Đạo Vương truyền cho Phạm Ngũ Lão được lệnh về thăm nhà và trở lại kinh thành để điều quân đi trấn giữ vùng ải Bắc.

Trời xế chiều, ngựa đã sắp sẵn yên cương. Phạm Ngũ Lão đang sửa soạn về quê, người nữ tỳ của Anh Nguyên quận chúa đem lại phong thư và một gói nhỏ. Phạm Ngũ Lão vui mừng trân trọng mở ra xem. Quận Chúa gửi lụa về biếu mẹ già.

Mặt trời vãn chiều lao xuống mỗi lúc một nhanh. Con ngựa hồng của Phạm Ngũ Lão thở phì phì, phi nước đại trên đường về làng Phù Ủng. Ngồi trên lưng ngựa, Phạm Ngũ Lão băn khoăn không hiểu mẹ mình bây giờ đang làm gì? Chắc đã già yếu đi nhiều. Mẹ già hẳn sẽ sung sướng biết bao khi nhận được món quà của con dâu chưa cưới gửi cho. Rồi quê hương, làng mạc, các bạn trẻ lần lượt hiện ra trong trí Phạm Ngũ Lão với hàng trăm câu hỏi và phỏng đoán.

Khi Phạm Ngũ Lão dừng ngựa trước sân nhà thì trời đã tối mịt. Túp lều tranh le lói ánh đèn. Một người nho nhỏ đang nằm trên chõng tre, nghe có tiếng động, ngồi nhổm dậy. Phạm Ngũ Lão buộc ngựa bước vào. Chủ nhà thấy có khách lạ vội cầm đèn soi đường. Không nén được vui mừng, Phạm Ngũ Lão chạy đến trước mặt mẹ reo lên:

– Mẹ ơi! Mẹ!

Bà mẹ cầm đèn soi đi soi lại. Sắc phục võ tướng của đứa con trai đã làm cho bà ngỡ ngàng. Đúng con trai của bà rồi. Trông nó oai vệ quá, không phải là thằng Ngũ Lão rách mướp, đan sọt khi xưa nữa. Đôi vai to rộng, khuôn mặt vuông vuông, cặp mắt sáng như sao, tiếng nói oang oang của nó thì bà không nhầm vào đâu được. Con ra đi, bà vẫn thăm hỏi tin tức hàng ngày, không ngờ nó lại về thăm bà giữa lúc này. Nghe nói quân giặc đã đến gần biên ải. Bà vẫn tưởng lúc này con bà còn mải chinh chiến ở nơi xa và thầm cầu trời khấn phật cho nó được chân cứng đá mềm. Thế mà sao con bà lại trở về ư? Vui mừng và bỡ ngỡ, bà hỏi:

– Sao lại về hở con?

– Thưa mẹ, con về thăm mẹ.

Nghe con nói, bà yên lòng thở dài. Thấy mẹ không vui, Phạm Ngũ Lão thầm đoán ở nhà đang có chuyện chẳng lành và lo lắng hỏi lại:

– Nhà có chuyện gì thế hở mẹ?

– Không, mẹ vẫn khỏe, xóm làng vẫn vui, năm nay được mùa lại càng vui con ạ.

Phạm Ngũ Lão băn khoăn, chưa kịp cất lời thì bà mẹ đã tiếp:

– Xóm làng vẫn mừng cho mẹ có đứa con làm nên sự nghiệp đang cầm quân đuổi giặc để giữ cho mọi nhà được yên vui. Mẹ nghèo nhưng vẫn vui khỏe vì con. Mẹ còn sống mãi đến ngày giặc tan, chờ con trở về với mẹ. Thế mà nay con lại đã về. Có phải vì còn chút mẹ già làm cho con không yên tâm lo việc nước hay không. Nếu vậy mẹ chết quách cho con khỏi vương vấn, sao nhãng việc quân cơ, làm lỡ việc nước, con ạ.

Nói xong bà cầm đèn đi vào nhà.

Lúc này Phạm Ngũ Lão mới hiểu nỗi lòng của mẹ. Mẹ đã hiều lầm con rồi! Phạm Ngũ Lão vội chạy lại cầm tay mẹ:

– Mẹ ơi! Con về thăm nhà một đêm sáng mai đi ngay. Chỉ nhìn thấy mặt mẹ một lát con đã vui rồi [30].

Nói đến đây, Phạm Ngũ Lão rút từ trong tay nải gói lụa trao cho mẹ:

– Thưa mẹ, đây là chút quà của con gái Hưng Đạo Vương gửi về biếu mẹ.

Nét mặt hân hoan, bà vặn to đèn nhìn con, trìu mến. Đêm hôm đó, nằm trên chõng ôm gói lụa vào lòng, bà ngủ ngon lành. Nụ cười hiền hòa còn đọng trên khuôn mặt già nua và phúc hậu của người mẹ nghèo đáng kính.

Sáng sớm hôm sau, Phạm Ngũ Lão từ giã mẹ, phi ngựa về Thăng Long. Trên đầu, trời cao lồng lộng, một vài ngôi sao mai còn nhấp nháy ở chân trời phía tây. Hai bên đường, cây cối đồng ruộng nhảy múa lùi lại. Phạm Ngũ Lão đặt chân đến Thăng Long vào lúc nắng sớm đã trải khắp kinh thành. Người con trai làng Phù Ủng thấy người khoan khoái nhẹ nhõm như không khí trong lành, mát dịu của một ngày mới.

Phạm Ngũ Lão - Thêm Chapter

(Lưu ý: sách của bạn sẽ cần chờ quản trị viên kiểm duyệt. Nếu không thể đăng, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn thông qua thông tin mà bạn đã để lại. Các mục có (*) là bắt buộc)

Sửa: Phạm Ngũ Lão

(Lưu ý: sách của bạn sẽ cần chờ quản trị viên kiểm duyệt. Nếu không thể đăng, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn thông qua thông tin mà bạn đã để lại. Các mục có (*) là bắt buộc)

Hổ thẹn với quan tân khoa

Ẩn mình sau lũy tre, làng Phù Ủng nổi lên giữa một dải đất quanh năm bồn bề ngập nước. Ngoài công việc đồng án, người dân Phù Ủng còn thường xuyên làm nghề đánh cá, đan lát, và chợ búa. Cuộc sống ở đây gần như bình dị, thầm lặng.

Từ mấy hôm nay, các làng nho nhỏ gần quan lộ mà xa kinh thành ấy bỗng rộn rịp hẳn lên. Người ta nô nức sửa soạn đón quan tân khoa Nguyễn Công Tiến vinh quy về làng. Rồi đó, quan tân khoa, mũ áo, tàn quạt, võng lọng trở về. Người dân Phù Ủng và khắp vùng lân cận rủ nhau đến chúc mừng. Riêng làng Phù Ủng được lệnh ngừng lửa trong ba ngày. Quan tân khoa thiết đãi tất cả già trẻ lớn bé. Trong ba ngày liền, nhà nào nhà nấy đều ngừng thổi cơm. Riêng ở đầu làng, có một ngôi nhà tranh lụp xụp vẫn đều đặn ngày hai bận đỏ lửa.

Chủ ngôi nhà ấy là một người đàn bà góa và một cậu bé mười ba tuổi. Đó chính là Phạm Ngũ Lão, mồ côi cha từ lúc lên 5, đang sống với mẹ [19]. Trong cô đơn và nghèo túng, hai mẹ con thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Hôm ấy đi chợ về, thấy con đang đẽo củ chuối làm cầu [20], bà mẹ mắng yêu:

– Suốt ngày con chỉ tập tành, hết tập võ lại chơi cầu chơi gụ [21], thật vô tích sự.

Nghe mẹ nói, Phạm Ngũ Lão chỉ cười. Cậu đứng dậy ôm quả cầu bằng củ chuối ra tung thử trong sân nhỏ hẹp. Nhìn đứa con trai mơn mởn, tay chân vạm vỡ, lớn nhanh như thổi đang tung cầu, bà mẹ cảm thấy dung sướng. Bất giác nghĩ đến cảnh nhà neo túng, ngày hai buổi chợ không biết có kiếm đủ gạo để nuôi con béo khỏe mãi được không? Bà cất dọn quang gánh, đem mấy bát gạo cất vào nhà. Từ ngoài sân, Phạm Ngũ Lão tay không rời quả cầu, chạy lại khoe với mẹ:

– Mẹ, con kiếm được nhiều gạo lắm.

Một niềm vui vụt hiện ra trong ánh mắt của bà mẹ nghèo.

– Gạo ở đâu thế con?

– Con và mấy đứa bạn rủ nhau đi tát cá, bắt được nhiều lắm. Con đổi được hàng chục bát gạo, lại còn đủ cá để mẹ con ta ăn trong mấy ngày.

Sực nhớ đến chuyện quan tân khoa, bà mẹ nói với con.

– Từ mai làng cấm lửa, ai nấy đều đến phục dịch và được quan tân khoa thết đãi trong ba ngày. Mẹ con ta cũng phải đi chứ.

Phạm Ngũ Lão lẳng lặng đứng dậy dọn cơm tối.

Đã khuya Phạm Ngũ Lão còn nằm choài trên chõng tre, cạnh đèn dầu để học bài. Bà mẹ mải khâu mấy mụn áo rách cũng không thấy buồn ngủ. Thấy mẹ thức khuya hơn mọi ngày, Phạm Ngũ Lão giục mẹ:

– Đi ngủ đi mẹ ạ. Mai ta chẳng phải đến nhà quan tân khoa làm gì.

Bà mẹ rất đỗi ngạc nhiên. Phép vua cũng phải thua lệ làng. Làng đã cấm lửa, không nghe thoe sao được. Bà bảo con:

– Ta phải đến mừng quan tân khoa, không đi không được đâu con ạ.

Không phải Phạm Ngũ Lão xem khinh quan tân khoa hoặc coi thường lệ làng mà với đầu óc tuy non nớt nhưng khá thông minh, tuổi nhỏ mà chí lớn, cậu đã suy nghĩ khác:

– Mẹ ạ, cũng là con người, người ta làm nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho làng xóm, còn con chưa làm nên công cán gì cho dân làng, làm vui lòng mẹ, đến nhà người ta con thẹn lắm. Ta đừng đến nữa mẹ ạ! [22]

Sợ phép làng nhưng lại chiều con, bà mẹ không nài ép. Phạm Ngũ Lão ngồi một mình cạnh ngọn đèn khuya với tập văn bài còn tươi roi rói màu son của thầy Huyền Du [23]. Phạm Ngũ Lão xem lại cẩn thận và đọc kinh sách cho đến trang cuối cùng. Khi Phạm Ngũ Lão cất tiếng ngáy đều đều cũng là lúc gà đã giục sáng.

Ba ngày liên tiếp, túp lều của mẹ con Phạm Ngũ Lão vẫn hàng ngày hai lần tỏa khói. Người ta bàn tán: có nhà không theo phép làng. Nhưng xưa nay, mẹ con Phạm Ngũ Lão có điều tiếng gì đối với làng đâu. Tuy sống nghèo nhưng mẹ con bà đều được mọi người mến thương. Người ta thương bà mẹ đức độ, siêng năng, chồng chết từ khi còn trẻ mà tần tảo nuôi con. Người ta mến cậu bé Phạm Ngũ Lão thông minh, vui vẻ, láu lỉnh mà lễ độ, tuổi trẻ mà chí lớn. Ngoài buổi học với thầy Huyền Du, về nhà cậu bé chịu khó đan lát, kiếm cá nuôi mẹ. Người ta còn mến Phạm Ngũ Lão, vì có cậu, cái làng Phù Ủng hẻo lánh này cũng trở lên vui nhộn bởi những trò tập võ, đấu vật, kéo co, chơi cầu, chơi gụ, hát trống quân mà cậu thường hay cầm đầu lũ trẻ làng. Đặc biệt nết ăn ở của Phạm Ngũ Lão thì không chê vào đâu được. Tuy nhà nghèo nhưng rất khảng khái [24], Phạm Ngũ Lão không chịu phiền lụy ai, trái lại, ai có công việc gì nhờ cậy, cậu đều vui vẻ giúp đỡ coi như việc nhà mình. Dân nghèo cùng cảnh ngộ mến thương mẹ con Phạm Ngũ Lão, chẳng ai nói đến chuyện không theo phép làng. Chỉ có mấy nhà hào phú, chức dịch trong làng thì tìm cách hoạnh họe, đặt điều, cho rằng mẹ con Phạm Ngũ Lão khinh quan tân khoa, coi thường phép nước lệ làng. Rồi câu chuyện lâu lâu cũng nhạt đi như bát nước nóng nguội dần.

Bỗng có một hôm, Phạm Ngũ Lão nói với mẹ:

– Mẹ ạ, nhà ta nghèo, mẹ thì ngày càng già yếu không lấy đâu mà nuôi con ăn học mãi được. Con phải đi kiếm công việc làm ăn.

Mặc cho mẹ can ngăn, Phạm Ngũ Lão đến từ giã thầy học rồi từ biệt mẹ. Một tay nải, vài chiếc quần áo rách với tấm thân măng trẻ lực lưỡng, tin ở đôi tay của mình, Phạm Ngũ Lão đi lang thang khắp vùng tìm nơi cày thuê gặt mướn. Lúc rỗi rãi lại luyện tập võ nghệ và ngâm thơ, thỉnh thoảng Phạm Ngũ Lão đem tiền gạo về nuôi mẹ.

Tài bắn cung của Phạm Ngũ Lão

Vào thời bấy giờ, theo lệnh của triều đình, từ kinh đô cho đến các tỉnh lộ đều phải tuyển lựa hoàng nam, lập hành các đô ngũ để luyện tập, chuẩn bị chống giặc Mông Cổ. Khắp nơi đều rầm rập rèn gươm đao, luyện võ thi tài, sẵn sàng chờ lệnh của triều đình xông lên giữ nước. Người ta say sưa kể lại câu chuyện năm Nguyên Phong [25], quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn sang cướp nước ta. Triều đình trói sứ giặc giam vào ngục, tạm thời rút khỏi kinh thành để rồi trở lại đem quân đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi. Câu trả lời của Thái sư Trần Thủ Độ khi vua Trần Thái Tông hỏi về việc chống giặc: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” được các cụ già kể lại cho con cháu. Trong khi đó ở Thăng  Long, sứ giặc vẫn nghênh ngang đi về, hạch sách, đòi hỏi, hăm dọa. Chúng tìm cơ hội để sang cướp nước ta. Cả nước đang trong tình trạng gấp rút sửa soạn đối phó với giặc dữ. Mộng tưởng làm nên sự nghiệp để đẹp mặt làng nước, vui lòng mẹ già nảy nở trong lòng Phạm Ngũ Lão từ trước vẫn ngày đêm thôi thúc. Phạm Ngũ Lão tự nhủ: Chẳng lẽ chỉ lang thang kiếm ăn ngày hai bữa thôi để uổng phí tuổi trai trong lúc nước nhà hữu sự hay sao? Lúc này không lập nghiệp còn đợi đến bao giờ? Và còn có sự nghiệp nào đẹp hơn đem sức trai vùng vẫy trên chiến trường để cứu nước cứu nhà trong lúc Tổ quốc lâm nguy?

Nghe nói ở hướng Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vẫn luyện tập quân sĩ, kén chọn người cầm quân giết giặc, Phạm Ngũ Lão tìm đến.

Nhưng làm sao để gặp Hưng Đạo Vương? Phạm Ngũ Lão băn khoăn. Dịp may đã đến. Hôm ấy sau buổi tập, trên bãi Vạn Kiếp còn lại một chàng trai đang luyện cung. Cánh cung to khỏe lạ thường cong vút trong đôi tay người bạn trẻ. Chăm chú theo dõi mũi tên vun vút lao đi, Phạm Ngũ Lão reo to:

– Trúng đích rồi!

Chàng trai luyện cung kiêu hãnh quay nhìn người lạ mặt:

– Đã nghe tiếng Nguyễn Địa Lô, gia thần của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chưa?

Nghe nói Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão mừng có cơ hội để bắt mối tìm vào ra mắt.

– Tôi có nghe tiếng mà nay mới biết thực tài. Cây cung tốt quá, anh cho tôi bắn thử.

Nguyễn Địa Lô cười. Đây là loại cung nặng, ngoài mình ra còn có ai dùng nổi. Anh chàng này sức khỏe đến đâu mà dám đòi bắn thử? Nghĩ vậy, Địa Lô vẫn trao cung cho người bạn chưa quen biết. Bằng một động tác nhẹ nhàng và điêu luyện, Phạm Ngũ Lão giương cung, hướng mũi tên vào mục tiêu cắm sẵn phía trước. Nguyễn Địa Lô hết sức ngạc nhiên. Trong khi đó Phạm Ngũ Lão lại quay mũi tên hướng về ngọn cờ đang phấp phới bay trên đỉnh cột nói với bạn:

– Không bắn mục tiêu cắm sẵn, tôi bắn dải cờ đang bay.

Vừa dứt lời, Phạm Ngũ Lão buông dây cung. Mũi tên rẽ gió vun vút lao đi. Dải cờ đứt đôi, cuồn cuộn sà xuống góc bãi tập. Nguyễn Địa Lô kinh ngạc nhìn Phạm Ngũ Lão. Lần đầu Địa Lô gặp một người có sức khỏe và tài bắn cung hơn mình. Sau khi hỏi chuyện, biết rõ tâm sự của bạn, Nguyễn Địa Lô tìm cách đưa Phạm Ngũ Lão vào ra mắt chủ tướng.

Nhưng khốn thay, tài bắn cung của Phạm Ngũ Lão vẫn không đưa cậu đến làm môn khách của Hưng Đạo Vương được. Rắc rối là ở chuyện bắn đứt dải cờ. Chưa được thấy mặt Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão đã bị các gia thần buộc tội dám bắn vào cờ triều đình. Nhưng thấy Phạm Ngũ Lão còn trẻ tuổi, họ tha tội chỉ đuổi về bản quán.

Phạm Ngũ Lão đành khăn gói về nhà, tin tưởng sẽ có dịp trở lại.

Người đan sọt làng Phù Ủng

Tiếng hò reo luyện tập không mấy chiều im bặt trên bãi cỏ ven làng Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão trở về giữa lúc quê nhà cũng như khắp nơi trên đất nước đang bừng bừng khí thế chống giặc. Trước mắt Phạm Ngũ Lão, lũy tre làng, đường ngõ quanh co, nhà tranh san sát hầu như không thay đổi. Chỉ có con người, người già già thêm, và trẻ nhỏ, lớn bổng lên trông thấy. Các bạn trẻ chơi cầu, đấu vật, kéo co mấy năm trước bây giờ đã trở thành những chàng trai lực lưỡng. Họ nhìn nhau ngỡ ngàng lúc đầu gặp gỡ, rồi chưa kịp hàn thuyên đã ôm nhau vật lộn trên bãi cỏ. Cho đến nay Phạm Ngũ Lão vẫn là chàng trai khỏe nhất làng, ấy là chưa kể đến những món võ nghệ, Phạm Ngũ Lão đã học được trong những năm lưu lạc kiếm ăn xa. Bắt gặp lại Phạm Ngũ Lão, trai làng vui mừng như tìm được chủ súy.

Phạm Ngũ Lão trở về túp lều tranh, sống cạnh mẹ già với hai bàn tay trắng. Cuộc sống đói nghèo có giày vò tấm thân trai trẻ đang độ sung sức của Phạm Ngũ Lão nhưng không làm giảm ý chí tiến thủ của người con trai có nghị lực phi thường ấy. Ngày lại ngày phải đan lát đổ mồ hôi trên đồng ruộng để đổi lấy bát cơm manh áo, Phạm Ngũ Lão vẫn không rời đèn sách và kiếm cung. Chiều chiều cùng các bạn trẻ luyện tập, tối về cạnh đèn khuya Phạm Ngũ Lão vùi đầu vào binh thư binh pháp. Nghĩ đến ngày mai, dẫn đầu đoàn quân xông lên cản giặc để bảo vệ xóm làng, quê hương thân yêu, Phạm Ngũ Lão coi thường đói nghèo và gian khổ. Trong mộng tưởng của tuổi thanh xuân phơi phới, một ngày mai xéo lên xác giặc, đứng nhìn đất nước sạch bóng thù, ngắm non sông vững vàng như bàn thạch, hiện ra trước mắt Phạm Ngũ Lão mới đẹp đẽ làm sao! Phạm Ngũ Lão quyết dốc hết sức trai để giành cho được ngày mai tươi đẹp ấy.

Rồi có một hôm khắp vùng xôn xao chuyện Hưng Đạo Vương từ Vạn Kiếp sắp trẩy quân qua đây về Thăng Long. Phạm Ngũ Lão trằn trọc suốt đêm không ngủ. Có phải đây là dịp cho mình tìm được chủ tướng hay không?

Sáng hôm sau, Phạm Ngũ Lão dậy thật sớm, đẵn một cây tre to, vác dao ra đường cái quan đợi sẵn. Mặt trời vòi vọi trên đỉnh đầu. Ánh nắng lọc qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường, nhảy múa trên tấm thân vạm vỡ của chàng trai ngồi đan sọt. Ngọn gió đông nam lùa hơi mát từ cánh đồng nước đưa lên rười rượi. Trong tiếng lao xao của lá reo, có tiếng trống từ xa vọng lại. Phạm Ngũ Lão đầu trần, một manh áo rách, vẫn ung dung ngồi vót nan đan sọt. Tiếng trống ngày một gần. Từ xa, cờ xí hiện ra phất phới. Đoàn người tiến đến, dẫn đầu là đội quân đi dẹp đường, Phạm Ngũ Lão như không hề biết chuyện. Mặc cho quân lính quát tháo, Phạm Ngũ Lão vẫn ung dung. Thấy có người bướng bỉnh không chịu tránh đường, một người lính chạy lại báo cho Trần Quốc Tảng, con trai Hưng Đạo Vương, cưỡi ngựa đi trước. Trần Quốc Tảng cho phép quân lính thẳng tay trừng trị. Được lệnh, lính dẹp đường dùng giáo đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão. Người con trai ngồi đan sọt vẫn không hề thay đổi sắc mặt. Đến mũi giáo thứ ba, máu chảy lênh láng một bên đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn không nhúc nhích. Tên lính hoảng sợ buông giáo chạy lại tìm gặp Trần Quốc Tảng. Người con trai Trần Hưng Đạo đến gần quát hỏi;

– Tại sao Đại Vương ta đi qua, nhà ngươi lại không chịu đứng dậy tránh đường?

Phạm Ngũ Lão nhìn chàng trai chằm chặp, trả lời:

– Kẻ nào đâm giáo vào đùi ta phải rút giáo ra, đừng hỏi lôi thôi.

Đoàn người đi chầm chậm rồi dừng lại. Nghe chuyện lạ, Trần Hưng Đạo sai quân lính đưa mình đến gặp. Nhìn người con trai mặt mũi khôi ngô, đùi loang lổ máu, vẫn ung dung ngồi đan sọt, Hưng Đạo Vương thầm đoán kẻ này chắc chẳn không phải là người thường, liền xuống kiệu, đến gần, hỏi:

– Kẻ kia ở đâu, sao lại cản đường ta đi?

Phạm Ngũ Lão ngước nhìn. Một vị võ quan đã lớn tuổi, cằm vuông, mắt sáng, chòm râu đen nhánh đều đặn, cân đối làm tăng vẻ mặt hồng hào quắc thước mà hiền hậu của vị đại vương của triều đình. Biết đấy là người mình cần gặp, Phạm Ngũ Lão buông dao sọt, đứng dậy vái chào:

– Kính thưa Đại Vương, vì mải nghĩ đến một thế trận, tôi sơ ý không biết tránh đường, xin Đại Vương tha tội chết.

– Người ở đâu? Tên họ là gì?

– Kính thưa, tôi họ Phạm tên Ngũ Lão, quê ở Phù Ủng.

Sực nhớ đến câu chuyện thoáng qua do quân lính kể lại trước đây, Hưng Đạo Vương hỏi:

– Có phải Ngũ Lão năm trước bắn đứt dải cờ của triều đình là ngươi đó không?

Phạm Ngũ Lão được dịp tỏ bày ý nguyện:

– Tâu Đại Vương, tôi nhà nghèo, được mẹ già nuôi cho ăn học đôi chút chữ nghĩa và theo đòi võ nghệ. Nay giặc ngoài đang lăm le xâm phạm bờ cõi, tôi ước ao được đem sức mọn đền nợ nước cho phải chí làm trai. Năm xưa tôi sơ ý bắn đứt dải cờ nên không được may mắn cắp giáo đứng dưới trướng Đại Vương. Tự bấy đến nay tôi vẫn ân hận chưa tìm được nơi nương tựa.

Thấy Phạm Ngũ Lão khôi ngô, dũng cảm khác thường, ứng đáp trôi chảy, lại là người chí lớn. Trần Hưng Đạo ra lệnh đem thuốc dấu rịt vết thương và cho được theo về kinh đô.

Phần III – Chí lớn của Phạm Ngũ Lão

Bài thơ lập chí

Đêm Thăng Long. Tiếng trống cầm canh từ bốn cổng thành lần lượt dội về điện Giảng Võ. Đã sang canh hai, Hưng Đạo Vương gấp tập Binh thư đang đọc dở, bước ra hành lang, đứng nhìn về phía cửa Đoan Môn [26]. Gió đông nam quạt về lầu điện mát rượi. Hưng Đạo Vương thấy khoan khoái dễ chịu.

Từ lúc họa xâm lăng của giặc Mông Cổ trở thành không thể tránh được, Hưng Đạo Vương ngày quên ăn đêm quên ngủ, lo trù mưu kế, rèn luyện quân sĩ để chống giặc. Rồi lại được nhà vua giao cho chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh các quân, thì trách nhiệm của vương với dân với nước lại càng nặng. Ba mươi năm trước đây, giặc Mông Cổ tràn sang, quân dân ta đã đánh cho chúng đại bại, nay chúng lại kéo sang… Vị Quốc công thống lĩnh toàn quân quyết tâm phải đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi, để không hổ thẹn với tiền nhân, làm rạng danh cho đất nước, giữ lấy non sông gấm vóc truyền lại cho con cháu muôn đời. Hưng Đạo Vương hài lòng với lực lượng quân đội đã có trong tay. Từ chính binh của triều đình, gia binh của các vương hầu đến dân binh ở các lộ, tuy không đông lắm nhưng tinh nhuệ và ai cũng quyết tâm diệt giặc.  Duy chỉ còn đội quân cấm vệ chưa tìm được người tài năng để giao phó. Sự thực trong số các gia tướng của vương hầu, Hưng Đạo Vương đã chú ý đến Phạm Ngũ Lão. Đã nhiều lần vương tiến cử người con trai có đủ tài trí ấy cầm quân cấm vệ, nhưng đều có kẻ bài bác. Phạm Ngũ Lão không thuộc dòng dõi lệnh tộc, nhưng so về tài đức, trong đám vương hầu ít ai bì kịp. Nếu không cất nhắc con người này thì thiệt thòi lớn cho ba quân mà không khích lệ được người có tài đem hết tâm trí để lo việc nước. Hưng Đạo Vương băn khoăn, dạo bước trên hành lang.

Trong lặng lẽ của đêm kinh thành, tiếng ngâm thơ của quận chúa Anh Nguyên, con gái nuôi của vương, từ phòng bên đưa lại nghe rõ mồn một. Hưng Đạo Vương chú ý lắng nghe. Một giọng ngâm thơ trong trẻo theo ánh sáng lọt qua song cửa thư phòng:

“Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổikhí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Nghe hết bài thơ, vương rất đỗi ngạc nhiên. Sao lại có bài thơ lời lẽ lưu loát, khí phách hùng hồn như thế? Khẽ nhẩm lại hai câu cuối:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Hưng Đạo Vương đi về phía thư phòng của con. Nghe tiếng chân người, Anh Nguyên quận chúa ngoảnh nhìn ra cửa. Vừa thấy cha, người con gái dịu dàng vừa đến tuổi 18 vội rời án thư, đứng dậy vòng tay cúi đầu:

– Thưa vương phụ, đêm đã khuya, vương phụ còn chưa đi nghỉ.

Như bị cuốn hút bởi bài thơ hay, Hưng Đạo Vương hỏi:

– Ta vừa nghe con ngâm bài thơ lạ. Thơ của ai mà ta chưa từng biết?

Tay vân vê tà áo, Anh Nguyễn quận chúa nhìn cha dè dặt:

– Thưa vương phụ, đó là bài thơ được truyền tụng trong quân sĩ, nữ tỳ của con nghe được, thấy hay hay con sai chép lại đọc cho vui.

Hưng Đạo Vương xem bài thơ rồi hỏi:

– Con có biết ai làm ra bài thơ này không?

Anh Nguyên quận chúa, má ửng hồng, rụt rè, trả lời nhỏ nhẹ:

– Thưa vương phụ, con nghe đâu bài thơ này của một người dưới quyền vương phụ tên là Phạm Ngũ Lão thì phải [27].

Hưng Đạo Vương gật đầu. Một niềm vui thầm kín thoáng hiện trên khuôn mặt của vị Quốc công. Vương lại càng hài lòng thấy mình không nhầm khi tiến cử người con trai có tài văn võ này. Từ lâu, vương đã có ý chọn Phạm Ngũ Lão làm con rể [28]. Lúc này nghĩ đến tương lại hạnh phúc của con gái yêu, vương thấy vui vui. Nhưng nước nhà hữu sự, mọi việc riêng tư hãy xếp lại, còn nhiều việc phải lo lắng hơn nhiều. Hưng Đạo Vương nói với con:

– Ngoài Phạm Ngũ Lão ra, không ai có thể làm bài thơ lập chí đạt đến mức này được.

Anh Nguyên quận chúa lúng túng, e lệ khác thường khi nghe cha khen bài thơ hay và nhắc đến tên Phạm Ngũ Lão.

Tập luyện trước cuộc thi võ

Từ hôm có tin triều đình mở khoa thi võ để chọn người cầm quân cấm vệ, sân trường Giảng Võ ngày đêm rầm rập bóng người luyện tập. Riêng Phạm Ngũ Lão lại đến gặp Hưng Đạo Vương xin phép được về quê để sửa soạn dự thi võ của triều đình. Biết Phạm Ngũ Lão là người tài trí hơn người, Hưng Đạo Vương liền cấp cho tiền gạo và ngựa về quê rồi hẹn ngày trở lại dự thi. Cũng từ ngày ấy Phạm Ngũ Lão cưỡi ngựa về, làng Phù Ủng bừng lên một niềm kiêu hãnh. Dân làng rủ nhau đem tiền gạo giúp cho Phạm Ngũ Lão ăn tập. Ai nấy nô nức cho con em theo bước Phạm Ngũ Lão rèn luyện để phò vua giúp nước.

Sáng sớm tinh mơ cho đến khuya, trên bãi cỏ ven làng không mấy lúc vắng mặt Phạm Ngũ Lão. Từ môn cưỡi ngựa bắn cung đến côn, quyền, roi, kiếm, Phạm Ngũ Lão đều thành thạo, điêu luyện. Chỉ còn môn cắp giáo nhảy qua tường hào, Phạm Ngũ Lão luyện mãi vẫn chưa vừa lòng. Mấy hôm sau, được các bạn trẻ giúp sức, Phạm Ngũ Lão đắp một cái gò đất ở ven làng để tập nhảy [29]. Riêng việc đắp gò cũng là dịp để Phạm Ngũ Lão tập mang nặng. Cứ ba sọt đất đầy ăm ắp, Phạm Ngũ Lão lại nhấc bổng lên vai bước thoăn thoắt từ thùng đấu lên đỉnh gò, trong lúc các bạn khác, người khỏe nhất chỉ mang được hai sọt. Vài ngày sau, một gò đất lớn đã nổi lên lù lù ở ven làng. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Phạm Ngũ Lão đã có mặt ở gò, từ xa chạy lên đỉnh rồi lại nhả xuống, hoặc chống sào nhảy qua. Sau mấy ngày luyện tập, Phạm Ngũ Lão đã nhảy được một cách dễ dàng. Nhưng không thể dừng lại ở đây, Phạm Ngũ Lão quyết tâm vượt xa hơn nữa. Phạm Ngũ Lão mặc quần dài rồi cho đất vào ống quần, buộc lại để tập nhảy. Trong mấy ngày đầu, đôi chân của Phạm Ngũ Lão như bị cắm chặt xuống đất. Thật khó khăn mới nhấc bổng được đôi chân. Mồ hôi ướt đẫm, chân tay rời rã, nhưng gian khổ không đẩy lùi quyết tâm rèn luyện của Phạm Ngũ Lão. Từ bỡ ngỡ, khó khăn đến quen thuộc, lượng đất tăng dần cho đến ngày hai ống quần căng đầy, và khi đó gò đất cũng mòn lở vì gót chân của Phạm Ngũ Lão. Đến khi bỏ đất ra, Phạm Ngũ Lão cảm thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng nhảy qua gò như con phượng hoàng lướt qua đỉnh núi. Lúc này, bức thành sừng sững trong sân trường Giảng Võ không có gì đáng sợ với Phạm Ngũ Lão nữa.

Và ngày thi đã tới. Dân làng bảo nhau đem xôi, rượu, thịt đến tiễn chân chàng trai lên đường. Phạm Ngũ Lão mang tặng phẩm ra thiết đãi các bạn trẻ lúc chia tay.

Từ biệt mẹ già, Phạm Ngũ Lão nói với mẹ:

– Mẹ ạ, hiện nay vận nước đang bị đe dọa. Xin mẹ, con đi. Việc quân bận rộn, chưa biết bao giờ con mới trở về thăm mẹ được. Mẹ đừng mong.

Bà mẹ lặng lẽ nhìn con, mắt sáng ngời kiêu hãnh. Đã mấy chục năm trời tần tảo nuôi con, cuộc đời nghèo khổ của bà chỉ có đứa con là niềm hạnh phúc duy nhất. Nay đã lớn khôn, nó đi lo việc nước, làm rạng rỡ cho xóm làng, làm vẻ vang mặt mày cho bà. Tuổi đã già bà có chết đi cũng vui lòng. Đôi tay già yếu khẳng khiu của bà run run buộc lại tay nải cho con. Cùng với xóm giềng, bà tiễn con đến đầu làng và đứng nhìn cho đến khi bóng con khuất sau lùm cây bên đường ngoặt.

Và từ hôm ấy, đêm đêm hình ảnh đứa con trai thân yêu ung dung trên lưng ngựa đi thẳng không ngoái đầu nhìn lại, như còn in rõ trong đáy mắt của bà.

Về thăm mẹ trước khi đi chinh chiến

Trên các ngả đường vào kinh đô Thăng Long, quân trẩy rầm rập. Các đội dân binh từ các lộ, gia binh của vương hầu từ các trang trại xa xôi đổ về kinh đô rồi lại được lệnh vượt sông đi về mạn Bắc. Giặc Mông Cổ như bầy thú dữ đang tiến đến gần biên thùy nước ta.

Từ khi đỗ đầu kỳ thi võ rồi được triều đình giao cho cầm quân cấm vệ, chuyên bảo vệ nhà vua và kinh thành, Phạm Ngũ Lão càng thêm bận rộn. Là người chỉ huy trẻ tuổi, nắm trong tay mấy ngàn tinh binh, làm thế nào để tròn trách nhiệm đối với dân với nước trong lúc nước nhà có giặc? Luyện quân rồi lại luyện quân. Phạm Ngũ Lão không có thì giờ để nghĩ đến cuộc sống riêng tư của mình nữa; mặc dù ở quê hương, Phạm Ngũ Lão còn mẹ già ngày đêm mong đợi và trong dinh của Hưng Đạo Vương, có người con gái mến thương vẫn đợi chờ. Theo Phạm Ngũ Lão, cái lớn lao và gấp gáp hơn vẫn là chuyện mất còn của đất nước. Nước còn, còn tất cả, nước mất, mọi thứ, cả đến hạnh phúc riêng tư cũng tiêu tan. Phạm Ngũ Lão dồn tâm trí dùi mài binh thư binh pháp và không ngày nào ngừng rèn luyện quân sĩ, chỉnh đốn cơ ngũ.

Rồi có một hôm, sau buổi tập trận trên sông, Hưng Đạo Vương truyền cho Phạm Ngũ Lão được lệnh về thăm nhà và trở lại kinh thành để điều quân đi trấn giữ vùng ải Bắc.

Trời xế chiều, ngựa đã sắp sẵn yên cương. Phạm Ngũ Lão đang sửa soạn về quê, người nữ tỳ của Anh Nguyên quận chúa đem lại phong thư và một gói nhỏ. Phạm Ngũ Lão vui mừng trân trọng mở ra xem. Quận Chúa gửi lụa về biếu mẹ già.

Mặt trời vãn chiều lao xuống mỗi lúc một nhanh. Con ngựa hồng của Phạm Ngũ Lão thở phì phì, phi nước đại trên đường về làng Phù Ủng. Ngồi trên lưng ngựa, Phạm Ngũ Lão băn khoăn không hiểu mẹ mình bây giờ đang làm gì? Chắc đã già yếu đi nhiều. Mẹ già hẳn sẽ sung sướng biết bao khi nhận được món quà của con dâu chưa cưới gửi cho. Rồi quê hương, làng mạc, các bạn trẻ lần lượt hiện ra trong trí Phạm Ngũ Lão với hàng trăm câu hỏi và phỏng đoán.

Khi Phạm Ngũ Lão dừng ngựa trước sân nhà thì trời đã tối mịt. Túp lều tranh le lói ánh đèn. Một người nho nhỏ đang nằm trên chõng tre, nghe có tiếng động, ngồi nhổm dậy. Phạm Ngũ Lão buộc ngựa bước vào. Chủ nhà thấy có khách lạ vội cầm đèn soi đường. Không nén được vui mừng, Phạm Ngũ Lão chạy đến trước mặt mẹ reo lên:

– Mẹ ơi! Mẹ!

Bà mẹ cầm đèn soi đi soi lại. Sắc phục võ tướng của đứa con trai đã làm cho bà ngỡ ngàng. Đúng con trai của bà rồi. Trông nó oai vệ quá, không phải là thằng Ngũ Lão rách mướp, đan sọt khi xưa nữa. Đôi vai to rộng, khuôn mặt vuông vuông, cặp mắt sáng như sao, tiếng nói oang oang của nó thì bà không nhầm vào đâu được. Con ra đi, bà vẫn thăm hỏi tin tức hàng ngày, không ngờ nó lại về thăm bà giữa lúc này. Nghe nói quân giặc đã đến gần biên ải. Bà vẫn tưởng lúc này con bà còn mải chinh chiến ở nơi xa và thầm cầu trời khấn phật cho nó được chân cứng đá mềm. Thế mà sao con bà lại trở về ư? Vui mừng và bỡ ngỡ, bà hỏi:

– Sao lại về hở con?

– Thưa mẹ, con về thăm mẹ.

Nghe con nói, bà yên lòng thở dài. Thấy mẹ không vui, Phạm Ngũ Lão thầm đoán ở nhà đang có chuyện chẳng lành và lo lắng hỏi lại:

– Nhà có chuyện gì thế hở mẹ?

– Không, mẹ vẫn khỏe, xóm làng vẫn vui, năm nay được mùa lại càng vui con ạ.

Phạm Ngũ Lão băn khoăn, chưa kịp cất lời thì bà mẹ đã tiếp:

– Xóm làng vẫn mừng cho mẹ có đứa con làm nên sự nghiệp đang cầm quân đuổi giặc để giữ cho mọi nhà được yên vui. Mẹ nghèo nhưng vẫn vui khỏe vì con. Mẹ còn sống mãi đến ngày giặc tan, chờ con trở về với mẹ. Thế mà nay con lại đã về. Có phải vì còn chút mẹ già làm cho con không yên tâm lo việc nước hay không. Nếu vậy mẹ chết quách cho con khỏi vương vấn, sao nhãng việc quân cơ, làm lỡ việc nước, con ạ.

Nói xong bà cầm đèn đi vào nhà.

Lúc này Phạm Ngũ Lão mới hiểu nỗi lòng của mẹ. Mẹ đã hiều lầm con rồi! Phạm Ngũ Lão vội chạy lại cầm tay mẹ:

– Mẹ ơi! Con về thăm nhà một đêm sáng mai đi ngay. Chỉ nhìn thấy mặt mẹ một lát con đã vui rồi [30].

Nói đến đây, Phạm Ngũ Lão rút từ trong tay nải gói lụa trao cho mẹ:

– Thưa mẹ, đây là chút quà của con gái Hưng Đạo Vương gửi về biếu mẹ.

Nét mặt hân hoan, bà vặn to đèn nhìn con, trìu mến. Đêm hôm đó, nằm trên chõng ôm gói lụa vào lòng, bà ngủ ngon lành. Nụ cười hiền hòa còn đọng trên khuôn mặt già nua và phúc hậu của người mẹ nghèo đáng kính.

Sáng sớm hôm sau, Phạm Ngũ Lão từ giã mẹ, phi ngựa về Thăng Long. Trên đầu, trời cao lồng lộng, một vài ngôi sao mai còn nhấp nháy ở chân trời phía tây. Hai bên đường, cây cối đồng ruộng nhảy múa lùi lại. Phạm Ngũ Lão đặt chân đến Thăng Long vào lúc nắng sớm đã trải khắp kinh thành. Người con trai làng Phù Ủng thấy người khoan khoái nhẹ nhõm như không khí trong lành, mát dịu của một ngày mới.

Sửa thông tin

Phạm Ngũ Lão

(Lưu ý: Mỗi xu tương đương 1000vnđ. Bạn sẽ cần tạo tài khoản và đăng nhập khi mua xu xong để có thể đọc sách)

Bạn muốn viết gì?

Viết sáchViết truyện