Vào năm 700 trước Công nguyên, tại ngoài cửa nam đô thành nước Giảo. Dưới chân thành, cờ chiến phần phật tung bay, gươm giáo lấp loáng, mũ sắt nhấp nhô, áo giáp cuồn cuộn. Đại quân của nước Sở tiến ào ạt vào đánh phá nước Giảo thế còn lớn mạnh hơn “Mây đen ép thành, thành phải đổ”.
Thế nhưng, tường thành nguy nga kiên cố, trên thành canh giữ nghiêm ngặt suốt ngày đêm, nhất thời không thể nào tiến công vào được. Sở Vũ Vương không biết cách xoay xở ra sao, liền triệu tập hết quan văn tướng võ lại để thương nghị mưu lược đánh thành.
Có một viên quan tên gọi Khuất Hà nói với vua So:
Nghe nói Quốc Vương nước Giáo từ trước chỉ làm việc bôi bác, chẳng có mưu lược, lại chẳng biết nghe người trung trực bảo khuyên. Thần trộm nghĩ, lần tranh đấu này chỉ có thể dùng mưu trí để đoạt lấy, quyết không thể cứng nhắc tấn công được.
Sở Vũ Vương nói:
– Như thế là dùng trí để đoạt?
Khuất Hà trình bày mưu kế phải làm như thế, như thế… Sở Vũ Vương nghe xong mừng lắm, lập tức hạ lệnh cho các tướng sĩ cứ theo kế mà làm.
Ngày hôm sau, trời vừa sáng, một số binh sĩ trong quân Sở đã cởi bỏ quần áo lính, để đi lên ngoài cửa Bắc để chặt củi. Bọn lính gác ở trên thành nhìn thấy rõ ràng, vội báo cáo với Quốc vương.
Vua nước Giáo hạ lệnh nói:
– Mau mau sai lính đi bắt hết bọn tiểu phu nước Sở về đây!
Thế là một đoàn kỵ binh từ cửa Bắc xông ra nhanh như chớp điện đã tới chân núi, bắt sống được 30 người nước Sở.
Ngày thứ ba, vua Sở lại cử số tiều phu đi chặt củi càng đông hơn.
–
Sau khi Quốc vương nước Giảo được tin, nói:
– Lần này phải cử số binh sĩ đông hơn, đi bắt hết chúng về cho ta.
Một mưu sĩ quỳ xuống can rằng:
Tâu đại vương thần nghĩ rằng ta không thể khinh suất, manh động được!
Quốc vương quát hỏi:
– Vì cớ gì? Mưu sĩ nói:
– Ngày hôm qua chúng ta đã khinh thường mù quáng bắt về 30 người Sở, ngày hôm nay chúng vẫn cử tiều phu đi, vậy mà vẫn không sai binh lính đi hộ vệ. Số tiều phu này liệu có phải là miếng mồi ngon để nhử ta không?
Quốc vương giận dữ nói:
– Mồi ngon mới lại chẳng mồi ngon! Đã là người phải ăn cơm. Nấu cơm thì cần phải có củi lửa. Chúng không lên núi chặt củi, có lẽ nào chúng tự chặt chân mình làm củi nấu cơm hay sao? Còn đối với việc chúng không cử lính đi bảo vệ thì đó là điều thất sách của bọn chúng. Quân lính hùng hậu của địch ở cửa Nam, chúng ta cần phải làm ra vẻ có quân đội phòng giữ cửa Nam, nhưng sẽ bí mật điều binh lên cửa Bắc, có một đội cung kích đột nhiên tới bắt hết toàn bộ số tiều phu ở trên núi, phải cho chúng biết sự lợi hại của chúng ta.
Mưu sĩ còn muốn nói điều gì nữa, nhưng Quốc vương đã xua tay cho lui, phát ngay cờ lệnh, điều binh khiển tướng.
Quân nước Giảo xong tới cửa Bắc, đi tới chân núi bỗng nghe thấy tiếng chiêng thúc trống dồn, bốn bề vang lên tiếng “Giết”. Đội quân mai phục, ngụy trang khéo léo, chẳng ai có thể nhận ra, từ đất chui lên đông như kiến cỏ. Một trận hỗn chiến kinh hoàng làm cho chim trời phải kinh, thú rừng phải sợ. Quân Giảo bị nhốt trong vòng vây dày đặc, với muôn tiếng gào: “Giết! Giết!”. Từng tên, từng tên giãy giụa trong bãi máu.
Vậy là quân Sở đã đánh được nước Giảo.
Vua nước Giảo đã phải ký hiệp ước đầu hàng, chấp nhận làm chư hầu của nước Sở!